Làm mới không gian sống bằng nẹp inox
Làm mới không gian sống bằng nẹp inox | Link |
1. Ưu điểm của nẹp inox | Chi tiết |
2. Những mẫu nẹp inox được sử dụng phổ biến hiện nay | Chi tiết |
3. Cách bảo quản nẹp inox đúng cách | Chi tiết |
Sản phẩm của bài viết | Chi tiết |
1. Ưu điểm của nẹp inox
Có tính bền chắc, chịu lực tốt, không bị ăn mòn và không thấm nước. Với tính chất của inox 304 là một chất liệu bền, không bị bào mòn bới các chất xúc tác từ môi trường bên ngoài, nên không lo bị hoen gỉ hay mối mọt làm hư hỏng. Ngoài ra inox còn rất dễ cán mỏng hoặc uốn cong nên rất được chuộng trong gia công tạo hình.
Có mẫu mã đa dạng: Phát triển theo nhu cầu xã hội, nẹp inox được chú trọng và phát triển với đa dạng mẫu mã hình dáng hơn để đáp ứng hết được mọi mong muốn sử dụng và từng vị trí được ứng dụng của khách hàng. Nẹp inox hiện nay có rất nhiều mẫu mã như nẹp inox chữ T, nẹp inox chứ V, nẹp inox chữ L, nẹp inox chữ U, nẹp inox trang trí gạch,…
Màu sắc phong phú: Khác hẳn so với các loại nẹp làm từ chất liệu khác như nẹp nhôm, nẹp đồng,…thì nẹp inox có màu sắc đa dạng và bắt mắt hơn rất nhiều với nhiều màu sắc như bạc, đồng, vàng. Và đặc biệt phải kể đến đó là có vẻ ngoài sáng bóng, lấp lánh rất thu hút, tạo nên tính thẩm mỹ toàn diện cho căn phòng hay công trình kiến trúc được lắp ráp.
Một điều không thể không kể đến đó là inox là chất liệu an toàn đối với người sử dụng, chúng không bị hoen gỉ hay ăn mòn trong môi trường, vì thế không cần lo lắng sẽ thải ra các chất độc hại hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cho thiết kế nhà ở, khách sạn, bệnh viện,…
- Có độ bám dính kém hơn so với các loại nẹp nhôm hay đồng
- Vẫn bị ăn mòn với các chất dung dịch có chứa clorua hoặc chất muối, sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn và rỉ sét cho nẹp
- Gía thành khá cao so với nẹp nhôm hoặc nẹp gỗ
2. Những mẫu nẹp inox được sử dụng phổ biến hiện nay
Nẹp inox chữ T: Được dùng phổ biến trong trang trí nội thất, lắp đầy các khe hở và mối nối giữa vật liệu như gạch, gỗ, kính,…đồng thời che được khuyết điểm không đáng có trong quá trình thi công. Nẹp chữ T còn được dùng để lắp lên tường nhà, vách ngăn,…
Nẹp inox chữ L: Được sử dụng cho các trường hợp kết thúc sàn, bảo vệ mũi bậc cầu thang và bể bơi để đảm bảo tính an toàn cũng như trách trơn trượt cho người sử dụng, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho nội thất.
Nẹp inox chữ V: Đây là loại nẹp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chúng được sử dụng cho gạch men hoặc kính đá, lắp vào các vị trí góc tường hoặc các góc 90 độ để tiết kiệm được vật liệu đồng thời giảm thời gian thi công, giảm tiếng ồn và bụi bặm. Quan trọng nhất là nẹp inox chữ V giúp che chắn bảo vệ các góc tránh khỏi sứt mẻ, hư hỏng nếu bị va đập mạnh, đảm bảo nội thất được sự hoàn hảo và bền đẹp sau một thời gian dài sử dụng.
Nẹp inox chữ U: Thông thường được sử dụng để che đi khoảng cách và xử lý các khe hở, tạo được sự thẩm mỹ cho chính căn nhà hoặc công trình kiến trúc đó.
Nẹp inox trang trí vạch: Được sử dụng phổ biến trong trang trí và che đi các khe nối hoặc khoảng cách trên vách tường, nẹp inox trang trí vách thường sẽ có màu sắc đa dạng và đẹp mắt như bạc,vàng, hồng gương, đen,…rất dễ phối màu với các gam màu sẵn có của vách tường. Tạo nên sự hài hòa và bắt mắt cho cả không gian căn phòng.
3. Cách bảo quản nẹp inox đúng cách
- Trong quá trình lắp đặt thì không được xé gỡ lớp màng bọc bên ngoài vì sẽ làm cho bụi bẩn dính vào mặt dán của sản phẩm, làm giảm chất lượng nẹp khi lắp ráp. Nhưng nếu phát hiện sớm thì đừng quá lo lắng nhé, hãy sử dụng một chiếc khăn ướt sạch lau đi.
- Không dùng các chất tẩy rửa có độ Ph cao hoặc có chất tẩy mạnh, vì sẽ rất dễ làm hư hỏng bề mặt nẹp, làm nẹp không giữ được độ bóng loáng và lấp lánh như ban đầu. Tốt nhất hãy dùng nước thường để lau chùi vệ sinh nẹp bạn nhé.
- Khi nẹp bị bám các chất bẩn như dầu mỡ, thức ăn, bụi bặm thì hãy dùng một chiếc khăn khô lau qua, nếu vết bẩn cứng đầu thì có thể dùng khăn ướt. Nhớ tuyệt đối không để nước đọng lại trong bề mặt nẹp vì lâu dần sẽ làm hỏng hoặc xấu bề mặt nẹp.
- Tuyệt đối tránh sử dụng giấy nhám hoặc các vật sắc nhọn chà sát bề mặt nẹp vì sẽ gây hiện tượng trầy xước và lâu dần sẽ làm rỉ sét bề mặt làm mất thẩm mỹ nẹp cũng như cả nội thất được lắp đặt.
- Hạn chế tối đa việc tháo dỡ, lắp vào tháo ra cũng như di chuyển nẹp inox vì sẽ làm cho nẹp bị lỏng lẻo và cong vênh móp méo mất đi hình dáng ban đầu. Gây khó khăn cho quá trình lắp ráp lại đồng thời cũng giảm đi vẻ đẹp vốn có của nẹp. Xem thêm: Nẹp inox và cách vệ sinh nẹp inox hiệu quả và nhanh chóng