Những lưu ý để tránh việc trượt và ngã trên cầu thang
Những lưu ý để tránh việc trượt và ngã trên cầu thang | Link |
Cầu thang thường bao gồm những gì ? | Chi tiết |
Những rủi ro của bậc cầu thang không chống trơn | Chi tiết |
Những biện pháp giúp cầu thang trở nên an toàn hơn | Chi tiết |
Sản phẩm của bài viết | Chi tiết |
Cầu thang là một trong những tính năng phổ biến trong mỗi ngôi nhà, đặc biệt là những công trình có quy mô lớn như chung cư cao cấp, trung tâm thương mại,… Cầu thang là bề mặt đi bộ phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào cầu thang cũng an toàn. Người sử dụng cầu thang đôi khi cũng gặp phải rủi ro liên quan đến các vấn đề như bất cẩn xảy ra té ngã và có thể tự gây thương tích cho mình
Để để phòng những rủi ro đó xảy ra, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những phương pháp giúp xây dựng cầu thang một cách hợp lý để tránh những rủi ro có thể xảy ra
Cầu thang thường bao gồm những gì ?
1. Nền tảng hạ cánh
2. Hệ thống lan can hoặc cầu thang
3. Các bước (Rủi ro)
- Mỗi bậc thang có ít nhất 3 bậc và ít nhất 4 bậc thang phải được trang bị hệ thống ray và tay vịn cầu thang.
- Ngoại trừ lối vào, các lỗ thông tầng của cầu thang phải được bảo vệ bằng lan can tiêu chuẩn ở tất cả các mặt tiếp xúc.
- Cầu thang công nghiệp có hệ thống lan can và các bậc thang.
Bệ hạ cánh trên cầu thang phải không có các vật cản như tích tụ các mảnh vỡ, vật liệu hoặc thùng rác. Cửa hoặc cổng mở lên bệ cầu thang phải mở tự do và không gây nguy hiểm vấp ngã.
Những rủi ro của bậc cầu thang không chống trơn
Ngày nay, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm chống trơn trượt cầu thang ngày càng tăng dần bởi những lý do sau đây:
- Trong gia đình có người già đi lại yếu, dễ trượt chân khi đi trên cầu thang.
- Trẻ nhỏ thường xuyên chạy nhảy trên cầu thang, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
- Vật liệu ốp lát bậc thang sẽ bị mài mòn và trơn dần theo thời gian. Đây là yếu tố rất ít người để ý đến.
- Tần suất đi lại nhiều tại các công trình nhà phố, trung tâm thương mại,.. càng nhiều người di chuyển thì nguy cơ trượt ngã càng cao.
- Rủi ro tại vị trí thang thoát hiểm: Người sử dụng thang thoát hiểm thường trong các tình huống vội vàng, đi nhanh, chạy, xô đẩy nhau… nên rất dễ bị trượt ngã.
- Khi trời nồm ẩm khiến các bậc cầu thang gạch, đá bị ướt.
- Những tình huống lau nhà bị ướt mà ko để ý cũng tiềm ẩn nguy cơ trượt ngã.
Những biện pháp giúp cầu thang trở nên an toàn hơn
1. Xẻ khe trống trơn trên đá
Đây là giải pháp sử dụng máy cắt chuyên dụng để tạo các khe chống trơn trượt tại mũi bậc cầu thang chất liệu đá.
Ưu điểm
- ·Tạo được nhiều khe chống trơn có kích cỡ tùy theo nhu cầu sử dụng.
- ·Đẹp và đồng bộ với đá ốp lát mũi bậc.
Nhược điểm
- ·Chi phí cao.
- ·Thi công không cẩn thận có thể làm gãy, vỡ mũi bậc.
- ·Xẻ khe sẽ làm yếu phần mũi bậc.
- ·Sau 1 thời gian sử dụng thì bụi bẩn, đất cát lọt xuống khe, làm giảm tác dụng chống trơn.
2. Dùng gạch mũi bậc chống trơn
Giải pháp này sẽ sử dụng loại gạch chuyên dụng để ốp lát mũi bậc cầu thang. Gạch có thiết kế với các gờ chống trơn trượt có sẵn ở phần mũi.
Ưu điểm
- ·Độ chắc chắn cao do được gắn luôn vào mũi bậc.
- ·Phù hợp với bậc cầu thang ngoài trời.
Nhược điểm
- ·Chi phí đầu tư cao.
- ·Thi công mất nhiều thời gian.
- ·Khó thay thế sửa chữa vì phải dùng đúng loại gạch đã sử dụng.
- ·Không có nhiều lựa chọn vì các hãng gạch không phải màu nào cũng có sản xuất gạch mũi bậc.
- ·Hiệu quả giảm dần do gạch sẽ bị mòn theo thời gian.
3. Sử dụng vật liệu lát sàn nhám
Đây là các loại vật liệu lát sàn mà bản thân chúng đã có sẵn độ nhám. Ví dụ: gạch nhám, sàn nhựa vinyl, cầu thang sắt có độ nhám hoặc hoa văn chống trơn.
Ưu điểm
·Độ chắc chắn rất cao do được gắn trực tiếp lên sàn.
Nhược điểm
- ·Thi công mất nhiều thời gian.
- ·Rất khó thay thế, sửa chữa.
- ·Khả năng chống trơn giảm dần theo thời gian vì vật liệu sẽ bị mòn.
5. Sử dụng nẹp chống trượt cầu thang
Đây là sản phẩm được gắn cố định vào vị trí mũi bậc cầu thang để tăng ma sát cho mũi bậc khi có người di chuyển qua. Nẹp có cấu tạo từ nhựa, nhôm, inox hoặc đồng,… Hình dáng cũng rất đa dạng, từ chữ V, chữ T, chữ L, chữ F,…
Ngày nay nẹp nhôm chống trượt cầu thang được sử dụng nhiều tại cái công trình, các dự án thi công. Nó không chỉ giảm độ trơn trượt từ cầu thang mà nó còn tạo một điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà, ngoài ra còn giúp bảo vệ các góc cạnh của cầu thang khi phải tiếp xúc với tác động vật lý
Ưu điểm
- ·Nẹp vừa chống trơn trượt, vừa bảo vệ mũi bậc cầu thang khỏi sứt mẻ.
- ·Có khả năng chống chịu va đập tốt. Độ bền vững cao trong suốt quá trình sử dụng, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm.
- ·Sử dụng được cho nhiều loại vật liệu bậc cầu thang: gạch, đá, gỗ,…
- ·Phù hợp với mọi công trình: nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà máy công nghiệp,…
- ·Dễ dàng thi công, bảo trì, thay thế.
- ·Với đa dạng chất liệu và màu sắc, nẹp chống trơn còn tạo điểm nhấn trang trí hiện đại cho khu vực cầu thang.
Nhược điểm
·Với loại nẹp chất liệu cao cấp thì chi phí ban đầu sẽ hơi cao.
Cách sử dụng
Nẹp chống trượt cầu thang được gắn vào vị trí mũi bậc. Tùy vào cấu tạo của từng loại nẹp mà có 3 cách thi công sau đây:
- ·Cài vào gạch đá trong quá trình ốp lát.
- ·Dán vào mũi bậc bằng keo dán chuyên dụng: Tbond, Xbond,…
- ·Khoan tạo lỗ rồi bắt vít nẹp vào mũi bậc.
Chỗ mua nẹp chống trượt cầu thang uy tín
Công ty Thời Đại Mới chuyên cung cấp các loại nẹp nhôm chống trượt cầu thang và ngoài ra còn cung cấp thêm các loại nẹp trang trí khác như; nẹp đồng trang trí, nẹp inox trang trí, phi đồng thau, nẹp thảm , nẹp inox góc tròn ,... Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực này sẽ mang lại những sản phẩm chất lượng và dịch vụ hài lòng quý khách hàng